Chúng ta đang ăn khoảng 2000 hạt vi nhựa mỗi tuần, tương đương 5g hạt vi nhựa, hay nói cách khác chúng ta đang “tiêu thụ” một chiếc thẻ ATM mỗi tuần vào cơ thể.

Ô Nhiễm Nhựa Làm Hại tới Môi Trường và Tương Lai của chúng ta

  • Mỗi năm hơn một ngàn tỷ túi ni lông được sử dụng trên toàn thế giới, trung bình gần 2 triệu túi mỗi phút. – EP
  • Vào năm 2050 biển sẽ có nhiều nhựa hơn cá. – EMF
  • Cá ăn rác nhựa của chúng ta khi rác được tìm thấy trong biển. Những mảnh nhựa này có thể sẽ được tìm thấy trong cơ thể chúng ta khi chúng ta ăn cá. – TIME

1.000.000

chai nhựa được bán ra mỗi phút trên thế giới.

TheGuardian

100.000

Mỗi năm, rác thải nhựa giết chết tới một triệu chim biển, 100.000 động vật có vú biển, rùa biển và "vô số" cá.

United Nations

50%

sản phẩm nhựa chỉ được sử dụng một lần

UNEP

83%

Trên thế giới, 83% nước máy có chứa hạt vi nhựa

Orb Media

HÀNH ĐỘNG CỦA KON1

HÀNH ĐỘNG CỦA BẠN

Vì tính tiện lợi và giá thành rẻ của túi nilon mà chúng ta thường mang về hàng chục túi nilon sau mỗi lần đi chợ, siêu thị hay cửa hàng tạp hóa. Nhưng bạn có biết rằng, bạn chỉ đựng đồ bằng túi nilon trong 10 phút, mất 1 giây để thải ra nhưng môi trường cần đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm để phân hủy. Vì vậy, chúng ta hãy thay đổi thói quen của mình bằng cách mang theo túi, hộp đựng cá nhân khi đi mua hàng nhé.

Hãy sắm cho mình một chiếc túi vải xinh xắn đi chợ, siêu thị. Chúng ta hãy tập nói Từ chối và trả lại túi nilon cho người bán hàng nhé.

Ống hút nhựa có đặc tính rẻ, tiện dụng và bền, thế nhưng chúng lại có nhiều tác động xấu tới môi trường vì rất khó phân huỷ. Ống hút nhựa có thể phải mất tới 100 – 500 năm mới có thể bị phân hủy hoàn toàn

Chính vì thế, bạn hãy cố gắng thay đổi dần thói quen, nhận thức và hạn chế sử dụng ống hút nhựa nhé! Thay vào đó hãy:

  • Lựa chọn việc thưởng thức đồ uống trực tiếp từ cốc, hạn chế tối đa việc sử dụng ống hút nhựa khi không cần thiết.
  • Thay thế ống hút nhựa bằng các loại ống hút có thể tái sử dụng nhiều lần như: ống hút tre, ống hút inox, ống hút thủy tinh… Sau mỗi lần sử dụng bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ là có thể dùng tiếp ở những lần sau rồi.

Ống hút nhựa

Không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà việc tái sử dụng chai lọ nhựa còn giúp bạn tiết kiệm tiền bạc và phát huy khả năng sáng tạo vô biên của mình. Tuy nhiên lưu ý là vỏ chai của các loại thuốc tẩy, chai đựng hóa chất,… thì tuyệt đối không nên tái sử dụng.

  • Nếu khéo léo, biết may vá, chỉ cần một sợi dây kéo và 2 đáy chai sẽ thành chiếc ví nhỏ xinh đựng tiền, kim chỉ hay những vật bé xinh.
  • Chỉ cần rửa sạch, phơi khô chai nhựa, dán thêm giấy màu là bạn đã có ngay giá để đồ dùng hay giá đỡ điện thoại độc đáo “có một không hai”.
  • Dùng thân chai làm hộp đựng dụng cụ học tập hay lọ đựng bút thước cho bé yêu nhà bạn. Nắp chai nhựa còn có thể làm đồ chơi hay công cụ tính toán cho bé.
  • Một cách đơn giản nhưng hiệu quả, chai nhựa dễ dàng có thể biến thành các chậu cây nhỏ xinh sẽ giúp ngôi nhà của bạn thêm sinh động hơn.

Ngày nay, nhiều người luôn thích những sản phẩm mang tính nhanh, gọn, tiện như ly, cốc nhựa. Chỉ cần dừng tại quán nước mua vội ly cafe cho kịp giờ đi làm tức bạn đã thải ra môi trường một rác thải nhựa, làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường.

Vì thế, hãy thay đổi thói quen tiêu dùng của mình và mang theo bình thuỷ tinh khi mua nước uống, đi làm, đi chơi, du lịch. Vừa vệ sinh vừa tiết kiệm lại giảm bớt gánh nặng lên mẹ trái đất chúng ta.

Đặc biệt gần đây Quốc hội đã chính thức bỏ chai nhựa và thay thế bằng chai thủy tinh trong các cuộc họp. Đây là động thái tích cực của Chính phủ nhằm kêu gọi các đơn vị, doanh nghiệp và chính người dân trong công cuộc bảo vệ môi trường, giảm rác thải nhựa.

Dụng cụ ăn uống bằng nhựa có giá thành rẻ nhưng độ bền thấp, không thể đựng được đồ nóng và có nguy cơ phơi nhiễm chất độc ra đồ ăn, gây nguy hại cho sức khỏe.

Vì thế bạn hãy cân nhắc ngay chuyện thay thế bằng các loại muỗng đũa, muỗng, thìa… làm bằng gỗ hay inox để có thể tái sử dụng nhiều nhé. Tuy chi phí đầu tư ban đầu có thể cao, nhưng vì có thể tái sử dụng nhiều lần nên vẫn tiết kiệm được khá nhiều.

Đặc biệt với các nhà hàng, quán đồ ăn, đồ uống… việc sử dụng đồ bằng gỗ nhằm giảm rác thải nhựa, bảo vệ môi trường sẽ giúp bạn tăng điểm trong mắt khách hàng, thu hút họ quay lại lần sau đó!

Ngoài ra, người Việt Nam chúng ta cũng có thể học hỏi người dân thế giới. Họ luôn mang bên mình bộ muỗng, đũa khi ra ngoài để hạn chế dùng đồ nhựa một lần, vừa vệ sinh, vừa có thể giảm rác thải nhựa.

Theo truyền thống, kẹo cao su được làm từ nhựa cây chicle, một loại cao su tự nhiên. Nhưng khi các nhà khoa học tạo ra cao su tổng hợp, polyethylene và polyvinyl acetate, thì nhiều nhà sản xuất bắt đầu dùng nó để thay thế cao su thiên nhiên trong hầu hết các loại kẹo cao su vì tính kinh tế của nó. Bởi vậy, khi ăn kẹo cao su, bạn không chỉ bạn đang nhai nhựa, mà còn có thể nhai nhựa độc hại vì polyvinyl acetate được sản xuất từ vinyl axetat – một chất hóa học được cho là gây ra các khối u trên những con chuột dùng làm thí nghiệm, chưa kể nguy cơ liên quan đến răng miệng nếu bạn nhai những loại kẹo cao su kém chất lượng.

Kẹo cao su

Nếu bạn cần thắp nến, thắp lửa trại hoặc đốt một đống lửa,… hãy lựa chọn những que diêm thay vì chiếc bật lửa dùng một lần. Những thiết bị nhựa giá rẻ có thể ở yên trong bãi rác trong nhiều năm và thậm chí chúng đã được tìm thấy trong dạ dày của những chú chim chết. Nếu bạn đã quen với sử dụng bật lửa, hãy lựa chọn loại bật lửa làm bằng kim loại có thể có thể bơm nhiên liệu để tái sử dụng nhiều lần.

Dùng diêm thay vì bật lửa bằng nhựa

Nhiều người hiện vẫn có một thói quen đó là để chung các loại rác thải với nhau thay vì phân loại rác thải. Việc để chung này mang đến nhiều khó khăn như:

  • Gây khó khăn cho nhân viên môi trường khi thu gom rác thải nhựa
  • Gây tốn kém thêm thời gian cho việc phân loại rác trước khi xử lý.
  • Làm rác thải nhựa bị lẫn, bị bẩn và có thể phải chôn hoặc đốt gây nên những tác động xấu đến môi trường.

Việc phân loại rác thải là rất cần thiết để tái chế, xử lý hiệu quả nhất. Vì vậy mỗi cá nhân hãy chú ý hãy phân loại rác thải ngay từ hôm nay nhé!

Phân rác tại nguồn

Việc người dân tự đốt rác thải nhựa, hoặc các điểm thu gom nhỏ lẻ vẫn xử lý rác bằng cách đốt mang đến rất nhiều nguy hại:

  • Trong chất thải nhựa có một hàm lượng lớn carbon và hidro, khi đốt sẽ tạo ra những chất độc nguy hiểm cho con người. Có thể gây ra bệnh: giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóa và thậm chí là ung thư.
  • Ngoài ra, những hợp chất hữu cơ bay hơi như VOCs, dioxin, furan có trong quá trình đốt rác thải nhựa cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng không khí. Về lâu dài sẽ có khả năng gây ảnh hưởng tới tầng ozone.

Trong khi đó ở các đơn vị xử lý rác thải sẽ sử dụng lò hơi chuyên dụng với nhiệt độ cao từ 2000 – 3000 độ C, tại nhiệt độ cao thì các chất độc hại sẽ bị phân hủy. Ngoài ra, các lò đốt rác sẽ sử dụng thêm công nghệ xử lý khí thải tích hợp trong lò, hạn chế tối đa chất độc hại lan ra ngoài môi trường.

Do vậy, việc đốt rác thải tại nhà là không nên, các hộ gia đình nên hạn chế đốt rác thải hay chôn thấp mà hãy phân loại và thu gom và chuyển cho đơn vị xử lý.

Đốt rác

TIN TỨC

GIẢI PHÁP