Tăng cường đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại trong xử lý, tái chế rác thải nhựa và phát triển các sản phẩm, vật liệu thay thế.
- Trong quá trình xem xét, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp phép đối với các dự án xử lý chất thải, sẽ yêu cầu chủ đầu tư tăng cường sử dụng, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại trong xử lý, tái chế chất thải.
- Các viện, trường, nhà khoa học, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ về vật liệu thân thiện với môi trường, thay thế các sản phẩm nhựa sử dụng một lần.
- Đẩy mạnh phát triển hạ tầng, dịch vụ thu gom, tái chế chất thải nhựa khó phân hủy sử dụng một lần và túi nilon khó phân hủy; nghiên cứu cơ chế chuyển giao công nghệ tiên tiến tái chế chất thải nhựa khó phân hủy sử dụng một lần trở thành các sản phẩm hữu ích; thực hiện các biện pháp phân loại chất thải tại nguồn…
Hiện nay, châu Âu đang đi đầu trong các giải pháp xử lý rác thải.
- Na Uy hiện là quốc gia đi đầu trong phong trào tái chế chất thải nhựa, với 97% chai nhựa được tái chế. Một chai nhựa ở Na Uy có thể trải qua hơn 50 lần tái chế.
- Năm 1991, Thụy Điển là một trong những quốc gia đầu tiên đánh thuế trên các nguồn năng lượng hóa thạch. Sau nhiều năm liền đi đầu về tái chế, hiện nay, Thụy Điển thậm chí phải nhập khẩu rác từ những nước khác để các nhà máy tái chế trong nước có thể tiếp tục hoạt động.
vietnamplus.vn